Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, bệnh nhân bị giảm tầm nhìn khi nhìn xa. Người bị cận nên biết cách phân biệt các dạng bệnh khác nhau để có phương pháp điều trị cận thị phù hợp.
A. Phân loại cận thị
- Phân loại theo thể lâm sàng:
- Cận thị đơn thuần: có thể xuất hiện do sự bất cân xứng giữa công suất quang hệ ( giác mạc và thể thủy tinh ) và chiều dài trục trước sau của nhãn cầu, thường thấp hơn -6.00D và cũng có thể đi kèm với loạn thị.
- Cận thị ban đêm: thường xảy ra về ban đêm hoặc khi có ánh sáng yếu. Lúc này do ánh sáng yếu nên cảnh vật có độ tương phản không tốt làm cho mắt không có một điểm kích thích điều tiết, viễn điểm của mắt sẽ ở khoảng cách trung gian chứ không ở vô cực như trong điều kiện ánh sáng đủ.
- Cận thị giả: xuất hiện khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp cơ thể mi. Đây là một rối loạn chức năng, khi đó ánh sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc giống như cận thị thật.
- Cận thị thoái hóa: cận thị nặng thường kèm theo thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu do đó loại cận thị này còn được gọi là cận thị bệnh lý. Những thoái hóa này có thể gây ra những bất thường về mặt chức năng của thị giác đó là giảm thị lực tối đa sau điều chỉnh kính hay khiếm khuyết thị trường. Các biến chứng nặng có thể là bong võng mạc hoặc tăng nhãn áp.
- Cận thị thứ phát: gây ra bởi một số loại thuốc, sự dao động của đường huyết trong bệnh đái tháo đường, đục thể thủy tinh, hoặc do một số rối loạn khác. Loại cận thị này thường chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định và thường có thể đảo ngược được.
- Phân loại theo mức độ cận thị:
- Cận nhẹ (<-3.00D)
- Cận trung bình (-3.00 đến -6.00D)
- Cận nặng (>-6.00D)
- Phân loại theo tuổi khởi phát:
- Cận thị bẩm sinh ( xuất hiện khi sinh )
- Cận thị xuất hiện khi trẻ ( từ 6 đến <20 tuổi )
- Cận thị khi trưởng thành ( từ 20 đến 40 tuổi )
- Cận thị cuối giai đoạn trưởng thành ( >40 tuổi )
B. Nguyên nhân cận thị
- Nguyên nhân của cận thị:
Cận thị gây ra bởi sự mất bình quân hài hòa giữa trục trước sau của nhan cầu và lực quang học của mắt khiến cho ảnh hội tụ trước võng mạc.
- Do trục: trục trước sau của nhãn cầu quá dài trong khi công suất của quang hệ là bình thường.
- Do công suất của quang hệ: công suất khúc xạ của quang hệ quá cao trong khi chiều dài trục nhãn cầu là bình thường.
- Cận thị còn có thể được phân loại chi tiết hơn:
- Cận thị do chiết suất: chiết suất bất thường của 1 hoặc 2 môi trường trong suốt của mắt ( giác mạc, thể thủy tinh )
- Cận thị do độ cong: do sự gia tăng bán kính cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh
- Cận thị do độ sâu tiền phòng: độ sâu tiền phòng giảm làm gia tăng công suất của quang hệ
2. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới cận thị
- Tiền sử cận thị trong gia đình
- Tình trạng cận thị hoặc chính thị phát hiện bằng phương pháp soi bóng đồng tử không liệt điều tiết ở trẻ trước lứa tuổi đi học
- Tình trạng chính thị hoặc viễn thị <= +0.50D
- Giảm chức năng điều tiết hoặc lác ẩn trong ở thị giác gần
- Giác mạc quá cong hoặc chỉ số giữa chiều dài trục trước sau của nhãn cầu và độ cong giác mạc > 3,0