Bệnh về mắt ở trẻ em rất dễ gặp do nhiều nguyên nhân. Bệnh về mắt ở trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để mang lại cho trẻ đôi mắt khỏe mạnh. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh về mắt ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua.
Một số bệnh lý về mắt hay gặp ở trẻ
Tật khúc xạ
Tật khúc xạ là bệnh về mắt ở trẻ phổ biến nhất đặc biệt là các bạn đang trong độ tuổi đi học. Hơn nữa, cơ quan thị giác chưa phát triển hoàn thiện cả về cấu tạo và sinh lý. Chính vì thế, khi tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử sẽ khiến mắt tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng. Tình trạng này không được kiểm soát và thư giãn thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó:
- Cận thị là tình trạng bệnh lý phổ biến nhất. Khi bị cận thị, trẻ có thể nhìn các vật ở gần rất rõ nhưng ở xa thì không.
- Viễn thị là tình trạng trẻ có thể nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Trẻ nhỏ thường bị viễn thị nhẹ song tình trạng này sẽ được cải thiện dần khi mắt của trẻ phát triển toàn diện.
- Loạn thị là tình trạng cả hai tầm nhìn gần và xa của trẻ đều bị suy yếu hay nói cách khác khi nhìn vật thể ở cả hai khoảng cách này, trẻ đều bị nhìn mờ. Tật khúc xạ này thường xảy ra đồng thời với tật cận thị hoặc tật viễn thị.
Tật khúc xạ nhất là cận thị luôn đi luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển. Độ cận thị cao, không chỉ khiến trẻ gặp khó khăn khi tìm phương án phẫu thuật điều trị cận thị khi trưởng thành mà còn làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nặng ở mắt như thoái hóa võng mạc hay bong võng mạc. Quá trình tiến triển cận thị có thể kiểm soát được bằng các biện pháp sử dụng thuốc, đeo kính đúng số, sử dụng kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K hoặc sử dụng kính đa tròng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
Mắt lác
Mắt lác là một bệnh về mắt ở trẻ khi tình trạng mắt nhìn hai hướng khác nhau và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau, không thể nhìn thẳng được, thiếu sự phối hợp giữa hai mắt. Đôi mắt sẽ không tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc. Trong đó, một mắt nhìn theo hướng trái, phải, trên, dưới hoặc xoay vào trong ra ngoài (ngược lại) và mắt còn lại sẽ nhìn thẳng về phía trước, có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Điều này sẽ làm giảm thị lực hoặc não bộ có thể ưu tiên mắt này hơn mắt kia. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt đối với trẻ em và trong nhiều trường hợp, mắt lác có thể là do di truyền từ gia đình.
Khi gặp phải trường hợp mắt bị lác, sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Hoạt động mắt không chính xác, hay vấp té, nhiều lúc bước hụt.
- Mắt sẽ thường xuyên bị mỏi, rất khó để tập trung.
- Một số người sẽ gặp hiện tượng nhìn một hình thành hai hình
- Mắt bị lác có thể mờ hơn mắt còn lại và khi nghiêng đầu thì việc nhìn mới dễ dàng hơn.
Nhược thị
Nhược thị ( còn được gọi với tên “mắt lười”) là tình trạng rối loạn phát triển thị lực, suy giảm thị lực không thể cải thiện được dù bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng và cũng không phải do bất kỳ bệnh lý nào về mắt gây ra. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt.
Nhược thị bắt đầu trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu ở trẻ em, thêm vào đó, trẻ còn nhỏ nên thường không chia sẻ với cha mẹ về vấn đề này.
Dị ứng mắt
Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng và xảy ra khi mắt phản ứng với chất kích thích. Những chất này gọi là dị nguyên. Khi cơ thể phản ứng với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng mắt.
Cảm giác cộm thường do bụi hoặc dị vật rơi vào mắt. Một vài biểu hiện cơ bản khi cảm thấy cộm trong mắt:
- Mắt có ghèn, nhìn mờ.
- Cảm giác cay hoặc đau mắt.
- Mắt chuyển qua màu vàng nâu, các mạch máu hiện rõ.
Glocom bẩm sinh
Glôcôm bẩm sinh là tình trạng tăng nhãn áp. Đây là bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 1/25.000 trẻ mới sinh. Trong đó tỷ lệ glôcôm bẩm sinh nguyên phát là 1/10.000 và 65% bệnh nhân là con trai. Đây là một bệnh nặng, nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù loà.
Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh
Nhiều người nghĩ rằng đục thủy tinh thể chỉ gặp ở người già, nhưng thực ra ở trẻ nhỏ vẫn có thể có chứng bệnh này Đây là một bệnh về mắt ở trẻ gặp ít hơn nhưng không thể chủ quan. Bệnh có thể xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh (hay còn gọi là đục thể thủy tinh bẩm sinh) hoặc trong quá trình trẻ lớn lên (hay còn gọi là đục thể thủy tinh trẻ em). Có khoảng 0,4% số trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hay sớm xuất hiện.
Ở trẻ em, mắt còn tiếp tục phát triển cho đến 8-10 tuổi, các đục thủy tinh thể nếu không được điều trị sớm sẽ có thể bị những hậu quả lâu dài về thị giác. Nhưng nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay thì có thể đề phòng giảm thị giác vĩnh viễn do nhược thị ở trẻ em bị đục thủy tinh thể.
Những dấu hiệu về mắt ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý
Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện ngay để tránh nhưng nguy cơ có thể gây ra các bệnh về mắt ở trẻ:
- Mí mắt đỏ, đóng ghèn nhiều do nhiễm trùng mắt
- Hai mắt không phối hợp, không đồng nhất
- Con ngươi có màu trắng do ung thư mắt, đục thủy tinh thể
- Chảy nhiều nước mắt
- Nhạy cảm, sợ ánh sáng
- Dụi/chớp mắt
- Đốm trên lòng trắng của mắt: đốm đỏ tươi, đốm xám, đốm nâu. Nếu một đốm xuất hiện sau chấn thương ở mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.
- Đồng tử lớn: Đồng tử của trẻ em thường lớn hơn (giãn hơn) so với đồng tử của người lớn. Khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, đồng tử sẽ phản ứng bằng cách nhỏ lại. Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước đồng tử.
- Đốm, vệt đen: Những đốm, vệt đen thường trông như một con sâu hay một giọt nước trong suốt, và khi cố gắng nhìn gần hơn nó lại biến mất, và chỉ xuất hiện lại khi dời mắt đi. Hiện tượng này thường được biết tới với tên gọi “ ruồi bay trước mắt” . “Ruồi bay trước mắt” thực chất là những vẩn đục trong buồng dịch kính của mắt và thường xuất hiện nhiều ở người lớn, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở trẻ em.
- Khó chịu, ngứa mắt
- Nghiêng đầu
Cần phòng ngừa và điều trị kịp thời để bảo vệ đôi mắt của trẻ
- Bổ sung vitamin A, B, D,… đầy đủ để cải thiện sức khỏe đôi mắt.
- Đối với trẻ em, bố mẹ cần nhắc con cho mắt nghỉ ngơi từ 5 – 10 phút sau mỗi giờ học tập, làm việc.
- Thực hiện các động tác massage, tập thể dục cho mắt khi cảm thấy mệt mỏi.
- Nếu có dấu hiệu suy giảm thị lực, hãy nhìn vào các đồ vật có màu xanh lá.
- Giữ khoảng cách hợp lý, không nhìn quá gần vào vật thể.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời và tập thể dục thường xuyên.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng khăn mặt riêng và sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay và các vật dụng bẩn lên mắt, không chơi các trò chơi nguy hiểm đến mắt
- Ngồi học, làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng cách, không gù lưng, không cúi gằm mặt xuống bàn
- Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chondroitin sulfate, acid amin khi mỏi mắt để chăm sóc và bảo vệ mắt
- Đội mũ, đeo kính râm khi đi ngoài đường để tránh các tia UVA, UVB làm bỏng mắt, nóng rát mi mắt, khiến mắt cộm, ngứa, khô rát.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy mắt có dấu hiệu bất thường để theo dõi sức khỏe mắt. Nên lựa chọn địa chỉ khám uy tín, không nên chạy theo các gói dịch vụ giá rẻ hay khám “tạm” tại các cửa hàng bán kính mắt thông thường.
Bệnh viện TNCK Mắt Quốc tế DND-Hải Dương là một trong những cơ sở khám và điều trị các bệnh lý về mắt uy tín và được người bệnh tin tưởng trong nhiều năm qua.
BỆNH VIỆN TNCK MẮT QUỐC TẾ DND HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: 250 Trường Chinh, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0899 034 034
Fanpage: https://www.fb.com/HaiDuong.matquocte.vn
Website: https://haiduong.matquocte.vn/