Hiện nay, bệnh nhược thị đã và đang được nhiều phụ huynh quan tâm khi có con nhỏ, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị chứng nhược thị đúng cách cho con em mình. Vậy có cách điều trị nào cho chứng nhược thị này?
Nhược thị là gì?
Nhược thị ( còn được gọi với tên “mắt lười”) là tình trạng rối loạn phát triển thị lực, suy giảm thị lực không thể cải thiện được dù bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng và cũng không phải do bất kỳ bệnh lý nào về mắt gây ra. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt.
Nhược thị bắt đầu trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu ở trẻ em, thêm vào đó, trẻ còn nhỏ nên thường không chia sẻ với cha mẹ về vấn đề này.
Nguyên nhân gây ra nhược thị
Bất cứ nguyên nhân nào gây ra sự cản trở đến việc nhìn rõ của một trong hai mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ có thể gây thị lực kém hay nhược thị. Các nguyên nhân nhược thị ở mắt phổ biến bao gồm do:
Do Lác mắt
Lác mắt là tình trạng mắt nhìn hai hướng khác nhau và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau, không thể nhìn thẳng được, thiếu sự phối hợp giữa hai mắt. Đôi mắt sẽ không tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc. Trong đó, một mắt nhìn theo hướng trái, phải, trên, dưới hoặc xoay vào trong ra ngoài (ngược lại) và mắt còn lại sẽ nhìn thẳng về phía trước, có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Điều này sẽ làm giảm thị lực hoặc não bộ có thể ưu tiên mắt này hơn mắt kia.
Do tật khúc xạ
Tật khúc xạ là hình dạng tự nhiên của mắt hoặc khả năng tập trung của 2 mắt khác nhau khiến tầm nhìn mờ đi. Nếu tật khúc xạ không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị. Các tật khúc xạ bao gồm:
- Cận thị: khó nhìn các vật ở xa (>8.0D)
- Viễn thị: khó nhìn thấy các vật ở gần, xa (>5.oD)
- Loạn thị (giác mạc hình bầu dục): tầm nhìn bị mờ, nhòe khiến người bệnh khó nhìn thấy các vật cả ở gần lẫn ở xa (>2.5D)
Do tắc nghẽn của trục thị giác
Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến chức năng mắt đều có thể làm mắt mờ và dẫn đến nhược thị bao gồm:
- Mí mắt sụp xuống (sụp mí mắt): một bên mí mắt rủ xuống che mất một phần mắt.
- Đục thủy tinh thể: tình trạng thủy tinh thể vẩn đục làm mắt mờ dần.
- Các vấn đề về giác mạc như sẹo giác mạc,…
Do lệch khúc xạ
Được gây nên bởi sự chênh lệch về khúc xạ giữa 2 mắt ít nhất là 1D trở nên mà không được điều chỉnh kính.
Do các yếu tố rủi ro khác
Bất cứ trẻ nào cũng có nguy cơ mắc nhược thị. Tuy nhiên, trẻ dễ mắc bệnh nhược thị hơn khi xuất hiện các yếu tố sau: Sinh non hoặc không đủ cân nặng, Yếu tố di truyền từ gia đình hoặc trẻ chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần.
Triệu chứng của nhược thị
Những triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện gây ra chứng nhược thị ở trẻ nhỏ:
Mờ mắt
Một bên mắt sẽ bị mờ hơn bên còn lại, dễ xuất hiện tình trạng nhức đầu, khó chụp hoặc ném đồ vật. Điều này sẽ cản trở quá trình sinh hoạt trong cuộc sống, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
Mỏi mắt
Khi mắt hoạt động thường xuyên với cường độ cao và không được nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm trẻ dễ mỏi mắt, chớp mắt và dụi mắt rất nhiều. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng cho mắt.
Nheo mắt, nháy mắt
Trẻ có biểu hiện nhắm một bên mắt hay nheo mắt khi nhìn hoặc là có tật nháy mắt. Đây là biểu hiện của thị lực có vấn đề và mắt đang cố gắng điều tiết để nhìn rõ vật.
Lác mắt
Hai mắt không nằm thẳng hàng hoặc mắt nhìn hai hướng khác nhau và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau, không thể nhìn thẳng được, thiếu sự phối hợp giữa hai mắt. Đôi mắt sẽ không tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc, lâu dần làm mắt bị nhược thị.
Sụp mí
Một hoặc cả hai bên mí mắt sụp xuống cản trở tầm nhìn khiến trẻ dễ té ngã. Sụp mí không dẫn đến mù lòa, tuy nhiên đây lại là nguyên nhân làm suy giảm thị lực ở mắt, từ đó gây ra nhược thị.
Nghiêng đầu, cổ khi nhìn, kể cả khi nhìn thẳng
Trẻ có biểu hiện nghiêng đầu, cổ khi nhìn theo vật. Vì một bên mắt có thị lực tốt hơn, trẻ sẽ có xu hướng sử dụng bên mắt đó nhiều hơn, kết quả là làm tăng cường độ hoạt động chỉ 1 bên mắt và dẫn đến nhược thị.
Hiện tượng giảm thị lực ở một mắt hoặc cả hai mắt sau khi chỉnh kính, hoặc chênh lệch thị lực 2 mắt ≥ 2 hàng thị lực được đánh giá là nhược thị. Bệnh nhân cũng có xu hướng đọc từng chữ, từng mắt rời rạc dễ dàng hơn khi đọc nguyên hàng chữ.
Các cách điều trị nhược thị
Dùng miếng che mắt
Việc đeo miếng che mắt ở bên mắt khỏe sẽ buộc não sử dụng mắt yếu hơn để nhìn vật, đồng thời bổ trợ sức mạnh cho mắt yếu hơn. Phụ huynh cần cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn rõ hơn:
• Dán trực tiếp miếng che mắt lên trên mắt kính
• Thời gian hoàn toàn trong ngày (nếu nhược thị nặng), bịt 1/2 thời gian lúc thức (đối với trẻ dưới 1 tuổi).
• Thời gian theo dõi: trẻ 1 tuổi theo dõi sau 1 tuần, trẻ 2 tuổi theo dõi sau 2 tuần, trẻ 3 tuổi theo dõi sau 3 tuần, từ 4 tuổi trở lên theo dõi sau 1 tháng.
• Phải đi đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra mắt lành tránh nhược thị đảo ngược và kiểm soát sự cải thiện thị lực của mắt bị nhược thị.
Phẫu thuật thay thuỷ tinh thể (do đục thuỷ tinh thể bẩm sinh)
Trẻ có thể cần mổ đục thủy tinh thể trong trường hợp bị đục thủy tinh thể hoặc gặp vấn đề về cấu trúc mắt khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không thể đáp ứng được.
Điều trị tật khúc xạ
Phụ huynh điều trị tật khúc xạ cho con em mình bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng: Đeo kính giúp khắc phục tật khúc xạ gây nhược thị. Thị lực được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho não điều tiết đều cả hai mắt. Trẻ có thể cần đeo kính và phối hợp các phương pháp điều trị khác cùng lúc.
Phương pháp gia phạt
Ở phương pháp này, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kính đặc chế để làm mờ mắt còn tốt thay vì dùng băng dán như vậy có thể khiến cho trẻ sử dụng mắt bị nhược thị để nhìn. Loại thuốc và liều lượng sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi, độ nặng của nhược thị. Bệnh nhân cũng cần phải đến thăm khám định kỳ để được theo dõi chặt chẽ để tránh tình trạng nhược thị đảo ngược.
Các bài tập nhược thị
- Đẩy bút chì: Cầm bút chì ngang cánh tay, nằm giữa hai mắt, nhìn vào cây bút chì và cố gắng giữ một hình ảnh duy nhất của nó trong khi từ từ di chuyển nó về phía mũi. Di chuyển bút chì về phía mũi cho đến khi bút chì không còn là một hình ảnh duy nhất. Đặt bút chì ở điểm gần nhất mà nó vẫn là một hình ảnh duy nhất. Lặp lại 20 lần.
- Chuyển động của mắt: Nhắm mắt lại, từ từ di chuyển mắt lên trên, sau đó hướng xuống dưới. Lặp lại ba lần. Tiếp tục từ từ di chuyển mắt sang trái, sau đó sang phải. Lặp lại ba lần.
- Tô màu hình vẽ sẵn: Đây là một bài tập khá hiệu quả, đặc biệt là với những bé thích vẽ tranh, tô màu. Mục tiêu ở bài tập này là để trẻ tô màu trong các hình đã được vẽ sẵn. Cách thực hiện như sau: Bố mẹ chuẩn bị cho con bút chì màu hoặc bút sáp màu sắc nét, không có điểm xỉn màu. Sau đó chọn một cuốn sách tô màu có những hình ảnh đơn giản với đường nét rõ ràng. Tiến hành đặt miếng che mắt lên mắt khỏe hơn của bé rồi hướng dẫn bé tô màu cẩn thận và các hình vẽ ở trên giấy và yêu cầu không được tô le, ra bên ngoài. Hãy quan sát con đảm bảo bé không tháo băng che mắt trong quá trình thực hiện phương pháp này.
- Sử dụng các máy tập nhược thị (những máy này được dùng trong bệnh viện và có sự hướng dẫn của bác sĩ) như máy Synoptophore, máy nháy, máy xoay,…Hiện nay ở bệnh viện Mắt Quốc tế DND Hải Dương đang được trang bị những dòng máy phục vụ cho việc tập nhược thị của các con.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
BỆNH VIỆN TNCK MẮT QUỐC TẾ DND HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: 250 Trường Chinh, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0899 034 034
Fanpage: https://www.fb.com/HaiDuong.matquocte.vn
Website: https://haiduong.matquocte.vn/