Cận thị giả (cận thị tạm thời) là nguyên nhân của việc sử dụng quá mức và thường xuyên các thiết bị công nghệ điện tử, chủ yếu xảy ra ở học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng. Hiện tượng cận thị giả không khó chữa, nhưng nếu kéo dài trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến cận thị thật.
Cận thị giả là gì?
Cận thị giả (hay còn gọi là “cận thị tạm thời”) là một dạng bệnh lý diễn ra tạm thời và có biểu hiện gần giống với cận thị. Hiện tượng này xảy ra khi mắt phải điều tiết nhiều, khiến cơ thể mi điều tiết mắt bị co cứng thoáng qua và làm tăng công suất khúc xạ của cả mắt. Khi đó ảnh của vật được nhìn sẽ hội trước võng mạc (tương tự trong cận thị) thay vì đúng trên võng mạc khiến hình ảnh bị mờ, nhòe, tầm nhìn xa bị ảnh hưởng tạm thời và dễ bị nhầm lẫn là tật cận thị.
Nguyên nhân gây ra cận thị giả
Cận thị giả có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Do làm việc ở cự ly gần trong khoảng thời gian dài khiến đôi mắt phải điều tiết liên tục nên mắt bị mỏi, dẫn đến đau đầu, chảy nước mắt
- Do người bệnh chủ quan không đi khám ngay, khi mắt có hiện tượng mờ đi không đến khám tại các phòng khám chuyên khoa mắt mà lại đi cắt kính tại các cửa hàng kính
- Do cơ thể đã mắc một số chứng bệnh như chấn thương mắt, viêm thể mi, dùng atropine trong thời gian dài mà không đi khám tại bệnh viện…
Giả cận thị hay gặp ở lứa tuổi học đường, với tỷ lệ khoảng 20% và đối tượng nhân viên văn phòng. Việc chủ quan không đi khám mà tự ý cắt kính của người bệnh là nguyên nhân chính khiến bệnh ngày càng tiến triển.
Dấu hiệu nhận biết cận thị giả
Theo thống kê, các bạn học sinh hay sinh viên sau một thời gian ôn thi , làm bài căng thẳng, mắt bắt đầu có dấu hiệu nhức mỏi, chảy nước mắt thường xuyên, khả năng nhìn ra xa kém hơn và thường phải nheo mắt mới nhìn thấy.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu, người mắc cận thị giả thường sẽ có xu hướng đeo kính vào và sẽ nhìn rõ hơn nhưng sau đó khoảng 1 đến 2 tuần sẽ cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt, thường xuyên bị đau đầu và nhìn mọi thứ mờ dần đi. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục đeo kính thì tình trạng này sẽ kéo dài và mắt phải điều tiết quá nhiều do đeo kính với số độ không phù hợp, nguy cơ dẫn đến cận thị thật là rất cao.
Dấu hiệu cận thị giả chủ yếu là khó khăn trong việc làm việc trong cự ly gần ở thời gian dài hay hiện tượng mỏi mắt và cải thiện nhất nếu đeo kính cận. Việc người bệnh chủ quan, không đi khám tại bệnh viện mà tự ý cắt kính ở các cơ sở bán mắt kính để đeo là nguyên nhân chính khiến bệnh tiến triển.
Nhiều người lo lắng mình bị cận thị nhưng lại không đến gặp bác sĩ nhãn khoa thăm khám mà tự ý mua kính về đeo hoặc kiểm tra mắt tại một số hàng kính, thiếu chuyên môn dẫn đến chẩn đoán sai tình trạng của mắt.
- Lưu ý: Để phân biệt là cận thị giả hay cận thị thật, khi đo kính cho người cận thị bác sĩ sẽ nhỏ thuốc liệt điều tiết như Atropin hay Cyclopegic để làm liệt cơ thể mi, hạn chế năng lực điều tiết và giúp mắt trở về trạng thái bình thường mới có thể đánh giá tình trạng khúc xạ ở mắt.
Cận thị giả có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Cận thị giả bản chất không nguy hiểm và chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, mắt sẽ tự hồi phục sau một thời gian ngắn mà không cần chữa trị.
Nếu không bị cận thị mà vẫn đeo kính sẽ vô tình làm suy giảm thị lực thật, gây nhức mắt, mỏi mắt, lâu ngày có thể dẫn đến bong võng mạc và nguy hiểm hơn là bị mù lòa.
Đối với trẻ nhỏ, trường hợp bị cận thị giả nhưng đeo kính dễ dẫn đến nhược thị. Do đó, để tránh trường hợp “không nguy hiểm thành nguy hiểm”, khi có các triệu chứng như mỏi mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, suy yếu thị lực, khả năng nhìn xa kém… phải đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa chất lượng để khám và chẩn đoán chính xác, tránh trường hợp tự ý đeo kính khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa và gây ra những hậu hại đáng tiếc về sau.
Cách phòng ngừa và điều trị cận thị giả
Cách phòng ngừa cận thị giả
Để phòng ngừa cận thị giả, cần có những chế độ làm việc và ăn uống hợp lý như sau:
- Bổ sung vitamin A, B, D,… đầy đủ để cải thiện sức khỏe đôi mắt.
- Đối với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 – 10 phút sau mỗi giờ học tập, làm việc.
- Thực hiện các động tác massage, tập thể dục cho mắt khi cảm thấy mệt mỏi.
- Nếu có dấu hiệu suy giảm thị lực, hãy nhìn vào các đồ vật có màu xanh lá.
- Giữ khoảng cách hợp lý, không nhìn quá gần vào vật thể.
- Làm việc, sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng tốt.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời và tập thể dục thường xuyên.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy mắt có dấu hiệu bất thường để theo dõi sức khỏe mắt. Nên lựa chọn địa chỉ khám uy tín, không nên chạy theo các gói dịch vụ giá rẻ hay khám “tạm” tại các cửa hàng bán kính mắt thông thường.
Cách điều trị cận thị giả
Cận thị giả không hề khó chữa, nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến cận thị thật và nhiều hệ quả nguy hiểm cho mắt khác. Tùy thuộc mức độ cận thị giả mà bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp khác nhau.
- Cận thị giả thể nhẹ: Nhỏ thuốc theo chỉ định, ăn uống và nghỉ ngơi theo chế độ khoa học.
- Cận thị giả thể nặng: Được chỉ định dùng kính chuyên dụng để hỗ trợ quá trình điều tiết ở mắt một cách nhẹ nhàng hơn. Bệnh nhân ngừng đeo kính khi mắt đã hồi phục.
- Tùy thuộc mức độ cận thị giả mà bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kính mắt chuyên dụng để hỗ trợ quá trình điều tiết nhẹ nhàng hơn và ngừng đeo kính khi mắt đã phục hồi hoặc bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc nhỏ mắt hỗ trợ điều tiết kèm với việc điều chỉnh thói quen sử dụng mắt.
Bệnh viện TNCK Mắt Quốc tế DND-Hải Dương với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám và chữa trị các bệnh về mắt chuyên sâu, bên cạnh đó, cơ sở vật chất – trang thiết bị của viện cũng được xếp vào top đầu về sự hiện đại và có độ chính xác cao nên quý khách hàng hãy yên tâm đến bệnh viện để thăm khám thường xuyên. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
BỆNH VIỆN TNCK MẮT QUỐC TẾ DND HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: 250 Trường Chinh, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0899 034 034
Fanpage: https://www.fb.com/HaiDuong.matquocte.vn
Website: https://haiduong.matquocte.vn/