Bên trong nhãn cầu, nằm sau mống mắt (tròng đen) có một thể thủy tinh tự nhiên trong suốt làm nhiệm vụ như thấu kính hội tụ.
Có thể gọi thể thủy tinh là thành phần quang học quan trọng cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng lên đúng trên võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét gửi qua dây thần kinh thị giác tới não bộ.
Để mắt điều tiết được tốt, thể thủy tinh cần phải giữ được độ trong suốt nhất định, đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dày, mỏng khi mắt nhìn gần hoặc nhìn xa.
Đục thủy tinh thể hay dân gian còn gọi là cườm khô, cườm đá là một trong những tình trạng ở mắt có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ mắt trong trường hợp đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm hoặc trong trường hợp chờ đến giai đoạn phẫu thuật để thay thể thủy tinh nhân tạo.
Nguyên nhân đục thủy tinh thể gồm:
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp…),
Ảnh hưởng từ chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp…),
Người bị viêm mắt do virut, vi khuẩn…
Để đề phòng đục thủy tinh thể, cần chú ý:
Không hút thuốc lá;
Chế độ ăn có nhiều đậu lăng, hành, tỏi, rau bina, bắp cải, giá, đậu và hạt tươi
Thường xuyên thăm khám sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm các bệnh như: suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nước và điện giải, tăng cholesterol và triglycerid máu
Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với tia UV
Nếu làm việc văn phòng phải tiếp xúc nhiều với máy tính bạn phải dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi.
Cách điều trị duy nhất hiện nay là thay thủy tinh thể bằng phẫu thuật Phaco. Đây là một loại phẫu thuật rất an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả cao, nên bệnh nhân hoàn toàn yên tâm.