Bệnh “lác” hay còn được biết đến với tên gọi khác là “lé” – một trong những bệnh về mắt phổ biến hiện nay, đặc biệt có nhiều ở trẻ em. Mắt lác không chỉ gây ảnh hưởng đến thị lực mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của người bệnh. Vậy bệnh lác có nghiêm trọng không và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây!
Mắt lác là gì?
Mắt lác là tình trạng mắt nhìn hai hướng khác nhau và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau, không thể nhìn thẳng được, thiếu sự phối hợp giữa hai mắt. Đôi mắt sẽ không tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc. Trong đó, một mắt nhìn theo hướng trái, phải, trên, dưới hoặc xoay vào trong ra ngoài (ngược lại) và mắt còn lại sẽ nhìn thẳng về phía trước, có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Điều này sẽ làm giảm thị lực hoặc não bộ có thể ưu tiên mắt này hơn mắt kia. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt đối với trẻ em và trong nhiều trường hợp, mắt lác có thể là do di truyền từ gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến mắt lác
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lác bao gồm:
- Người mắc các bệnh về tật khúc xạ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt lác như: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị
- Lác do bẩm sinh: nghĩa là từ khi sinh ra, bệnh nhân đã mắc hiện tượng mắt bị lác, thường các bệnh nhân bị lác từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ được gọi là lác bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu do dây thần kinh thiếu kiểm soát chuyển động của các cơ mắt khỏe
- Lác mắt do các bệnh lý về đục thuỷ tinh thể và bệnh lý về đáy mắt.
- Các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tuyến giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến mắt lác
- Lác do chấn thương mắt như va đập mắt vào vật thể nào khác, bị vật thể nhọn chạm vào mắt,…
- Yếu tố di truyền: gia đình có người bệnh mắt lác, con cái có nguy cơ cao cũng mắc bệnh lác
- Người bệnh gặp một số vấn đề xuất hiện ở não như não úng thủy, bại não, u não, chứng Down có thể khiến mắt lác.
- Người bệnh chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật có thể dẫn đến mắt lác.
Triệu chứng của mắt lác
Trong nhiều tình huống, mắt lác có thể được nhận diện thông qua quá trình quan sát bằng gương hay người khác có thể nhìn mà biết bệnh nhân có bị lác hay không. Nhưng trong một số trường hợp tình trạng lác bị ẩn đi, cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện khám chuyên sâu để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Khi gặp phải trường hợp mắt bị lác, sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Hoạt động mắt không chính xác, hay vấp té, nhiều lúc bước hụt.
- Mắt sẽ thường xuyên bị mỏi, rất khó để tập trung.
- Một số người sẽ gặp hiện tượng nhìn một hình thành hai hình
- Mắt bị lác có thể mờ hơn mắt còn lại và khi nghiêng đầu thì việc nhìn mới dễ dàng hơn.
Các cách phòng ngừa mắt lác
Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể lưu ý một số điều sau:
- Cần khám mắt định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như không hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng các chất kích thích,…
- Hạn chế tối đa sử dụng thiết bị điện tử đặc biệt, không được sử dụng thiết bị điện tử ở nơi thiếu ánh sáng
- Khi học tập hoặc làm việc cần ngồi đúng tư thế và dành chút thời gian để mắt nghỉ ngơi, có thể áp dụng phương pháp 20/20/20 (sau mỗi 20 phút làm việc, nhìn xa 20 feet trong vòng 20 phút để đảm bảo mắt được nghỉ ngơi tốt nhất.
- Với người lớn tuổi, cần kiểm soát lượng đường trong máu để giảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường và có thể dẫn đến bệnh mắt lác.
- Có kế hoạch ăn uống phù hợp như bổ sung đủ các thức ăn chứa nhiều omega 3, các Vitamin A, C và chất chống Oxy hóa gồm cá hồi, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh,…
- Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cần được thăm khám thị lực định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có).
- Với những gia đình có người đã từng bị lác hoặc thị lực bị suy giảm, phụ huynh cần đưa con em mình đến bệnh viện để khám và phát hiện kịp thời
- Những người từng bị chấn thương có liên quan tới vùng đầu, mắt cũng phải được kiểm tra để xem có để lại di chứng gì ảnh hưởng đến mắt hay không
Các cách điều trị bệnh mắt lác
Với những người đã mắc bệnh, đang trong thời gian điều trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần nên chú trọng những vấn đề sau:
- Thường xuyên luyện tập để tăng thị lực cho mắt.
- Thăm khám định kỳ
- Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng song cũng không nên chủ quan bởi phát hiện sớm đồng nghĩa với khả năng chữa khỏi cao hơn.
Bên cạnh điều trị thì bệnh nhân bị lác mắt nên áp dụng các thói quen nhìn tốt để hạn chế tiến triển bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát. Cụ thể, dưới đây là các biện pháp cần lưu ý:
- Dùng kính hoặc miếng che mắt thường xuyên khi có thời gian luyện tập cho mắt.
- Tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng mắt cũng như xem xét hướng điều trị phù hợp.
- Thông báo với bác sĩ nếu biện pháp tự luyện tập không hiệu quả điều trị cao với bệnh lác mắt hoặc bệnh đi kèm với tình trạng sức khỏe khác ở mắt.
Bác sĩ của DND đang khám mắt cho bệnh nhân
Bệnh viện TNCK Mắt Quốc tế DND-Hải Dương với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám và chữa trị các bệnh về mắt chuyên sâu, bên cạnh đó, cơ sở vật chất – trang thiết bị của viện cũng được xếp vào top đầu về sự hiện đại và có độ chính xác cao nên quý khách hàng hãy yên tâm đến bệnh viện để thăm khám thường xuyên. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua những trang thông tin dưới đây:
BỆNH VIỆN TNCK MẮT QUỐC TẾ DND HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: 250 Trường Chinh, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0899 034 034
Fanpage: https://www.fb.com/HaiDuong.matquocte.vn
Website: https://haiduong.matquocte.vn/