Đục thủy tinh thể (hay còn được gọi với tên “cườm khô”, “cườm đá”), là bệnh lý lão hóa về mắt thường gặp ở người cao tuổi. Mắt thường sẽ nhìn thấy vật thể khi có ánh sáng chiếu vào và đi qua lần lượt các lớp giác mạc, thủy tinh thể, thủy dịch và đáy mắt. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền vào đáy mắt và dẫn đến việc bệnh nhân sẽ nhìn mờ dần. Trường hợp thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, người bệnh trở nên mù lòa nếu không được chữa trị tạm thời.
Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể như một thấu kính trong suốt với hai mặt cong, nằm phía sau mống mắt (còn được gọi là lòng đen) giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Thủy tinh thể không có mạch máu hay dây thần kinh, do đó, nó nhận các chất dinh dưỡng thông qua quá trình thẩm thấu.
Thủy tinh thể được cấu tạo bởi nước, protein và một số chất hóa học khác. Các protein được sắp xếp một cách trật tự để ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số tình huống các protein tập trung tạo thành đám, xuất hiện những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản trở ánh sáng đến võng mạc và suy giảm thị lực, tình trạng này được gọi là bệnh lý đục thủy tinh thể. Khi thủy tinh thể bị đục càng nhiều, bệnh nhân càng khó có thể nhìn rõ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, đây chính là nguyên nhân trước tiên dẫn đến mù lòa (tức mất thị lực vĩnh viễn) trên thế giới.
Hình ảnh của mắt bình thường và mắt bị đục thủy tinh thể
Triệu chứng đục thủy tinh thể là gì?
Triệu chứng đục thủy tinh thể chủ yếu là mờ mắt. Đôi khi nhìn xa hoặc nhìn gần sẽ mờ hơn, chói mắt hoặc thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng, kể cả khi đeo kính gọng hay áp tròng. Ngoài ra, người bệnh sẽ có thể gặp một số dấu hiệu khác như:
- Nhìn mờ, thấy như có lớp màn sương hoặc bụi bẩn phía trước mắt
- Bị chói mắt, đặc biệt khi lái xe vào ban đêm, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh hoặc nhìn thấy vầng sáng quanh đèn.
- Nhìn màu sắc sẽ nhạt hơn
- Có thể nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình
- Kính đang đeo sẽ thay đổi độ thường xuyên
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác ở mắt ngoài đục thủy tinh thể. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được kiểm tra và tư vấn.
Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể phổ biến
Thủy tinh thể sẽ bị mờ dần, dày, cứng và khô, cuối cùng sẽ bị đục hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể, chủ yếu là do tuổi cao hay do chấn thương ở mắt, tiếp xúc với các tia tử ngoại, tia hồng ngoại và một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,…
Đục thủy tinh thể diễn ra khá chậm và không đau nên người bệnh thường chủ quan và một số trường hợp đã chuyển biến nặng có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Đục thủy tinh thể thường chia ra 4 loại phổ biến:
- Đục thủy tinh thể do tuổi cao: đây là tình trạng phổ biến gây suy giảm thị lực ở những người trên 50 tuổi.
- Đục thủy tinh thể do bệnh lý toàn thân như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì,…
- Đục thủy tinh thể do có chấn thương ở mắt như va đập mắt vào vật thể nào khác, bị vật thể nhọn chạm vào mắt,…
- Đục thủy tinh thể do bẩm sinh: Nhiều trẻ mới sinh ra đã có dấu hiệu của bệnh lý đục thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do các rối loạn di truyền hoặc di truyền do mẹ bị đục thủy tinh thể hoặc các bệnh lý khác như nhiễm HIV, giang mai,…
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh lý đục thủy tinh thể như: Uống nhiều rượu, phơi nắng nhiều, hút thuốc,…
Các cách điều trị và phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Cách phòng ngừa đục thủy tinh thể
Dưới đây là những cách phòng ngừa sẽ giúp bạn hạn chế sự phát triển của tình trạng đục thủy tinh thể:
- Gặp bác sĩ để được tư vấn ngay nếu mắt đột ngột gặp vấn đề như nhìn mờ,
- Đi tái khám nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh và nhận thấy thị lực ngày càng tệ hơn
- Bảo vệ cho mắt không bị tổn thương như: đeo kính ngăn chặn tia cực tím, đặc biệt là khi trời nắng (nên đeo kính râm).
- Cân bằng lượng đường trong máu ổn định nếu đang hoặc có nguy cơ bị đái tháo đường. Tình trạng đục thủy tinh thể sẽ phát triển nhanh khi đường huyết cao.
- Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng các chất kích thích,…
- Lập chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều hành, tỏi, rau cải bó xôi, bắp cải, giá đỗ, đậu,…Không ăn những loại thức ăn chứa nguồn vanadium vì chất này có ảnh hưởng xấu cho mắt như tảo biển (các loại thực vật biển khác), chocolate,…
- Không làm việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều như điện thoại, máy tính, laptop, máy tính bảng,,.. Nếu công việc đòi hỏi sử dụng thường xuyên, cần áp dụng một số phương pháp như phương pháp 20/20/20 (Cứ mỗi 20 phút làm việc sẽ nhìn ra xa tầm 20 feets trong vòng 20 phút để mắt được điều tiết) hoặc cho mắt nghỉ ngơi mỗi giờ nên nhắm mắt khoảng 2 phút, nghỉ ngơi,..
Cách điều trị đục thủy tinh thể
Nếu tình trạng đục thủy tinh thể đang giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp phòng ngừa ở mục 4a ở trên. Nhưng nếu trong trường hợp những cách này không có tác dụng thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để phẫu thuật. Phẫu thuật được gọi là phẫu thuật Phaco sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính khác để thay thế thủy tinh thể.
Nếu bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, bác sĩ sẽ không phẫu thuật cả hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai khoảng thời gian khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai cuộc phẫu thuật có thể được thực hiện cách nhau 2 – 4 tuần tùy tình trạng của mắt.
Ưu điểm của phẫu thuật Phaco: tạo ra vết thương nhỏ, thị lực sẽ nhanh chóng được phục hồi, xảy ra ít biến chứng,…
Bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND đang phẫu thuật cho bệnh nhân
Tổng kết, người bệnh cần lựa chọn phẫu thuật đục thủy tinh thể ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh những cơ sở không có giấy phép hành nghề hoặc lừa đảo. Bệnh viện TNCK Mắt Quốc tế DND-Hải Dương là một trong những cơ sở khám và thực hiện phẫu thuật Phaco uy tín và được người bệnh tin tưởng trong nhiều năm qua.
BỆNH VIỆN TNCK MẮT QUỐC TẾ DND HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: 250 Trường Chinh, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0899 034 034
Fanpage: https://www.fb.com/HaiDuong.matquocte.vn
Website: https://haiduong.matquocte.vn/