Hiện nay, tình trạng suy giảm thị lực đang dần trở nên phổ biến. Tình trạng này xảy ra nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm hiểu về một số nguyên nhân cũng như cách điều trị suy giảm thị lực.
Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực
- Cận thị: kết quả của việc hình ảnh được tập trung ở phía trước võng mạc, vì vậy các vật thể ở xa rất khó để nhìn rõ. Tình trạng này ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Thường xuất hiện vào lúc nhỏ tuổi và giữ ổn định trong khoảng 20 năm.
- Viễn thị: ngược lại với cận thị, hình ảnh được tập trung phía sau võng mạc, khiến cho các vật thể ở gần xuất hiện mờ đi. Trẻ em có thể bị viễn thị nhẹ khi chúng trưởng thành.
- Loạn thị: kết hợp giữa cận thị và viễn thị, khi giác mạc có hình dạng bất thường. Do đó, mắt thiếu tập trung vào một điểm nhìn duy nhất.
- Lão thị: thường bắt đầu ở tuổi 40, phải dùng kính để đọc sách. Cũng giống như viễn thị, lão thị là nhìn gần không rõ.
- Bong võng mạc: Võng mạc có chức năng chuyển đổi tín hiệu ánh sáng tạo thành xung thần kinh. Tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra thì gọi là bong võng mạc. Mặc dù bong võng mạc không gây đau đớn tuy nhiên nó khiến cho thị lực bị giảm đột ngột, cần phải chữa trị ngay lập tức. Nếu võng mạc không được gắn vào thành mắt kịp thời, các tế bào võng mạc có thể bị thiếu oxy và có thể khiến bạn bị mất thị lực vĩnh viễn.
- Bệnh mù màu: thường gặp nhất do sự rối loạn của các tế bào cảm thụ ánh sáng nhạy cảm với võng mạc, phản ứng với các tia sáng khác nhau. Tầm nhìn về màu sắc sẽ bị ảnh hưởng nếu những sắc tố đó bị khiếm khuyết hoặc các bước sóng phản ứng sai về màu sắc đó. Nam giới là đối tượng dễ bị mù màu hơn nữ giới. Rất hiếm có trường hợp nào bị mù màu hoàn toàn, họ không phân biệt được một số màu sắc nhất định.
- Quáng gà: Trong điều kiện ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm, thị lực của họ rất kém.
- Mỏi mắt: Thường thì mỏi mắt là do bạn quá tập trung làm một việc gì đó, chính vì vậy nếu bạn để mắt nghỉ ngơi thì chứng mỏi mắt sẽ nhanh chóng biến mất.
- Đục thủy tinh thể: đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, chiếm hơn 20 triệu người trên toàn thế giới. Thấu kính của mắt tập trung ánh sáng để có thể nhìn rõ các vật ở những khoảng cách khác nhau.
Triệu chứng suy giảm thị lực
Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm thị lực
Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm cụ thể, tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể chỉ ra tình trạng suy giảm thị lực bao gồm:
- Nhìn thấy các hình dạng khác nhau trong tầm nhìn;
- Nhìn thấy quầng sáng hoặc ánh sáng nhấp nháy;
- Thay đổi màu mống mắt;
- Mờ mắt;
- Nhìn thấy hình ảnh đôi;
- Đau mắt đột ngột;
- Đau bên trong hoặc xung quanh mắt;
- Thay đổi đột ngột về tầm nhìn;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
Suy giảm thị lực cũng có thể gây ra các vấn đề với các hoạt động hàng ngày như thường xuyên va phải đồ vật hơn, gặp khó khăn khi đi bộ xuống cầu thang hoặc lên lầu hoặc trên các bề mặt không bằng phẳng.
Dấu hiệu suy giảm thị lực cũng có thể biểu hiện như đọc sách trở nên khó khăn hơn, cần phải giữ tài liệu gần mặt hơn hoặc cảm thấy khó đọc trong điều kiện ánh sáng yếu.
Điều trị suy giảm thị giác
Chăm sóc sức khỏe mắt
Đối với những người có dấu hiệu suy giảm thị lực do mắt bị mỏi, khó tập chung do thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ánh sáng. Cách khắc phục tình trạng này là để cơ thể và đôi mắt nghỉ ngơi. Kèm thêm các phương pháp massage nhẹ nhàng giúp mắt tập chung và hồi phục được khả năng nhìn tốt nhất.
Đới với những trường hợp suy giảm thị lực nguyên nhân do những bệnh nhãn khoa thì nên thăm khám và điều trị học có biện pháp khắc phục phù hợp.
- Những trường hợp cận thị, viễn thị, loạn thị: Đây là những tật do khúc xạ của mắt, những trường hợp này có thể khắc phục được bằng việc đeo kính, trường hợp nặng hơn có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị hoàn toàn.
- Trường hợp lão thị: Những người già bị lão thị có thể sử dụng kính, cũng có thể lựa chọn phẫu thuật Presbyond.
- Các bệnh lý khác: Tùy thuộc vào mức độ tiến triển nặng nhẹ của các bệnh lý mà người bệnh nên thăm khám để bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp có thể được dùng để điều trị chứng suy giảm thị lực do bệnh lý như uống thuốc, nhỏ thuốc hoặc phẫu thuật, cũng có thể sử dụng các phương pháp kết hợp với nhau để điều trị bệnh triệt để và lấy lại thị lực bình thường nhanh nhất.
Chăm sóc mắt đúng cách hàng ngày giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Do vậy, mọi người cần cẩn trong trong việc:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C E để củng cố sức khỏe của đôi mắt.
– Sử dụng thuốc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám kỹ càng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh lý để tránh các biến chứng nguy hiểm khôn lường.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian quá dài, nên massage nhẹ nhàng vùng mắt để kích thích mạch máu lưu thông dễ dàng.
– Tái khám định kỳ hoặc ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường sau khi điều trị suy giảm thị lực.
Sức khỏe cũng như sinh hoạt, học tập bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng thị lực kém. Do vậy, các bác sĩ nhãn khoa cảnh báo mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, chăm sóc mắt khoa học và đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm.
BỆNH VIỆN TNCK MẮT QUỐC TẾ DND HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: 250 Trường Chinh, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0899 034 034
Fanpage: https://www.fb.com/HaiDuong.matquocte.vn
Website: https://haiduong.matquocte.vn/