• Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0899.034.034

  • Nhược thị

     

    Nhược thị là gì?

    1. Định nghĩa

    Nhược thị là sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác, điều này có thể biểu hiện ở hai mắt hoặc một mắt, nên nhiều khi các bậc phụ huynh không phát hiện ra.

    2. Biểu hiện nhược thị

    -Là khi đã được chỉnh kính với thị lực tối đa nhưng trẻ chỉ nhìn được thị lực dưới 7/10. Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng, càng phát hiện và điều trị sớm thì thời gian và kết quả điều trị càng cao. Nếu không được điều trị có thể gây mất thị lực vĩnh viễn và không có khả năng hồi phục.

    3. Cơ chế của nhược thị cơ năng:

    • Do hiện tượng phế thị cắt đứt nguồn vào của thị lực 1 mắt, gặp ở mắt lác và lệch khúc xạ.
    • Do cơ chế dập tắt, não không chấp nhận hình ảnh mờ, lệch lạc, chỉ chấp nhận hình ảnh rõ nét, hình ảnh mờ bị loại bỏ. Gặp trong nhược thị do tật khúc xạ cao và lác cơ năng.

    4. Nguyên nhân và phân loại nhược thị

    a. Nhược thị do lác:

    Ở Việt Nam, có tới 2-4% trẻ em bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị.

    • Là hình thái nhược thị phổ biến nhất.
    • Xuất hiện sớm trước 6 tuổi, trong giai đoạn cơ quan thị giác phát triển chưa hoàn chỉnh.
    • Gây ra bởi hiện tượng phế thị và trung hoà.

    b. Nhược thị do tật khúc xạ:

    – Do hình ảnh của vật không nằm ở võng mạc, võng mạc không nhận được hình ảnh rõ nét, thị lực sẽ phát triển bất thường gây nhược thị.

    – Hay gặp ở trường hợp viễn thị và loạn thị, có thể gặp ở một hoặc hai mắt.

    – Theo Rouse M. W, nguy cơ gây nhược thị ở mắt có tật khúc xạ là:

    • Độ loạn thị  > 2.5D.
    • Độ viễn thị  > 5.0D.
    • Độ cận thị  > 8.0D.

    c. Nhược thị do lệch khúc xạ:

    Được gây nên bởi sự chênh lệch về khúc xạ giữa 2 mắt ít nhất là 1D trở nên mà không được điều chỉnh kính.

    d. Một số nguyên nhân khác:

    Những bệnh lý tại mắt gây ảnh hưởng đến tình trạng thị lực: sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…

     

    Đội ngũ Bác sỹ

    0899.034.034