• Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0899.034.034

  • Viêm loét giác mạc

    1. Viêm loét giác mạc và yếu tố nguy cơ
    Viêm loét giác mạc là tình trạng nhiễm trùng ở giác mạc thường gặp ở các nước nghèo, tác nhân sinh bệnh có thể là vi khuẩn, nấm và siêu vi. Bệnh thường khó điều trị và thường để lại sẹo gây giảm thị lực trần trọng. Tình trạng khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng giác mạc, mức sống thấp và ý thức vệ sinh phòng bệnh chưa cao làm cho bệnh thêm trầm trọng, làm tăng tỷ lệ mù lòa trên thế giới .
    Yếu tố nguy cơ
    – Đeo kính tiếp xúc : nhất là các trường hợp đeo thường xuyên do làm tổn thương biểu mô giác mạc tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập. Vi trùng thường gặp là Pseudomonas aeruginosa
    – Tổn thương bề mặt nhãn cầu : chấn thương, hở mi, khô mắt và giảm cảm giác giác mạc, bệnh giác mạc bọng, bệnh giác mạc hậu herpes, dùng thuốc nhỏ corticoides kéo dài…

     

    2. Các tác nhân gây viêm loét giác mạc
    – Vi trùng: thường gặp là Staphylococcus aureus, staphyloccocus epidermidis, streptococcus pneumonia, pseudomonas aeruginosa, Neisseria gonorrhoeae…
    – Virus: thường gặp nhất là herpes simplex, herpes zoster…
    – Vi nấm: thường gặp sau chấn thương là nấm sợi (Aspergillus, fusarium spp. …) hoặc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, dùng corticoides tại chỗ kéo dài…) là nấm candida

    viem-loet-giac-mac-9-benh-vien-mat-quoc-te-dnd-128-bui-thi-xuan-hn-0969128128

    3. Phòng bệnh viêm loét giác mạc
    – Viêm loét giác mạc là một bệnh lý nặng, thường để lại sẹo gây giảm thị lực, thậm chí gây mù hoặc phải huỷ bỏ nhãn cầu. Vì vậy việc phòng bệnh là điều hết sức quan trọng.
    – Khi thực hiện các công việc có nguy cơ tổn thương mắt, cần phải mang kính bảo hộ phòng ngừa. Kính bảo hộ thường có tròng kính bằng nhựa, không nên dùng tròng thuỷ tinh do các mảnh vỡ thuỷ tinh rất sắc thường gây tổn thương nặng trên giác mạc.
    – Khi bị dị vật giác mạc tránh dùng tay dụi mắt. Nên dùng nước sạch để rửa trôi dị vật, nếu không thành công thì nên đến cơ sở chuyên khoa để tránh làm tổn thương thêm nhu mô giác mạc.
    – Khi mang kính tiếp xúc cần phải vệ sinh kính cẩn thận, và phải khám và theo dõi bởi các bác sĩ nhãn khoa.
    – Khi bị đỏ mắt cần phải đến cơ sở chuyên khoa để được xác định chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. Tránh dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoides.

    Đội ngũ Bác sỹ

            ©Copyright 2021 International Eye Hospital Hai Duong | All right reserved. Address: 250 Trường Chinh, Tân Bình, TP.Hải Dương

    show hide
    go top

    0899.034.034