• Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0899.034.034

  • Lác và Tật khúc xạ

     

    MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÁC VÀ TẬT KHÚC XẠ  

    1. Lác là gì

    Lác là một hội chứng có hai đặc điểm là sự lệch trục nhãn cầu và sự rối loạn thị giác hai mắt. Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

    Lệch khúc xạ là tình trạng khúc xạ giữa hai mắt không bằng nhau. Tình trạng chệnh lệch khúc xạ nếu không được điều trị sẽ dần đến rối loạn thị giác hai mắt, rối loạn sự cân bằng vận nhãn (Lác) và đặc biệt nghiêm trọng nhất là dần đến nhược thị.

    2. Phân loại lác:

    Lác được chia ra hai loại chính:

    • Lác đồng hành hay còn gọi là lác cơ năng: mắt lác luôn luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành, do đó góc lác không thay đổi ở mọi hướng.
    • Lác liệt hay còn gọi là lác bất đồng hành: trong đó cơ vận nhãn bị liệt gây hạn chế vận nhãn và góc lác không bằng nhau ở các hướng.

    3. Chỉnh thị:

    Là các phương pháp điều trị nhược thị, nhằm giúp cải thiện thị lực và có được thị giác hai mắt. Điều trị chỉnh quang và chỉnh thị có thể diễn ra cả trước và cả sau khi phẫu thuật.

    4. Nguyên nhân mắt bị lác:

    Có rất nhiều nguyên nhân gây nên lác. Mỗi nguyên nhân có các đặc điểm và cách điều trị riêng:

    • Tật khúc xạ: cận thị nặng, viễn thị cao. Lác trong do viễn thị: là do sự phối hợp điều tiết quy tụ không được bình thường, thường xẩy ra ở những người viễn thị trung bình và viễn thị cao. Ngược lại ở những người cận thị khả năng quy tụ kém dẫn đến lác ngoài.
    • Liệt vận nhãn bẩm sinh hoặc mắc phải
    • Di truyền
    • Mắc một số bệnh bẩm sinh: lệch khúc xạ, đục thuỷ tinh thể, ung thư võng mạc, Toxo võng mạc bẩm sinh…

    Tật khúc xạ (cận thị cao, viễn thị cao) và lệch khúc xạ là nguyên nhân gây lác thường gặp còn gây nên tình trạng nhược thị cho mắt.

    5. Nhược thị là gì

    • Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở một mắt hoặc hai mắt dưới 8/10 hoặc có sự khác biệt trên hai dòng thị lực giữa hai mắt mặc dù đã được chỉnh kính tối ưu và không tìm thấy một nguyên nhân thực thể nào.
    • Nhược thị là tình trạng bệnh lý khá phổ biến chiếm tỷ lệ khoảng 3 % dân số. Ở trẻ em nhược thị do lác cơ năng là 50- 60% và 30% ở những bệnh nhân có tật khúc xạ.

    6. Các hình thái của nhược thị

    • Nhược thị do lác: là hình thái nhược thị phổ biến nhất, xuất hiện rất sớm, trước 6 tuổi trong giai đoạn cơ quan thị giác đang phát triển chưa hoàn chỉnh.
    • Gây ra bởi hiện tượng phế thị và hiện tượng trung hoà: phế thị cắt dứt nguồn vào của mắt lác và sau đó là cơ chế dập tắt, mắt lác bị ức chế kéo dài đần đến giảm thị lực mất khả năng hồi phục. Điều trị trước 4 tuổi thì có hiệu quả cao, càng lớn tuổi thì sự phục hồi thị giác càng khó khăn.
    lac - benh vien mat quocte dnd lac 2 - benh vien mat quocte dnd

    7. Điều trị lác bao gồm một phức hợp:

    a. Chỉnh quang:

    Là quá trình điều trỉnh tật khúc xạ, nhất là các trường hợp có lệch khúc xạ, thường cho đeo kính đúng số.

    b. Chỉnh lệch trục nhãn cầu:

    Qui trình điều trị nội khoa này nhiều khi mất rất nhiều thời gian và công sức. Một số ca lác không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần điều chỉnh bằng kính và tập nhược thị. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp lác cần đến phẫu thuật, phẫu thuật chỉ đơn thuần là sự điều chỉnh lệch trục nhãn cầu. Một điều cần nhớ rằng phẫu thuật không phải để điều trị nhược thị và nhược thị cần đến các phương pháp chỉnh thị chỉnh quang (đeo kính). Vì vậy muốn đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị lác cần phải tuân thủ qui trình khám, điều trị và theo dõi.

    Hiện nay BV Mắt Quốc Tế – DND đã thực hiện thành công trong công tác khám và điều trị lác do tật khúc xạ.  

    c. Kính đeo mắt và các chỉ định sử dụng trong điều trị lác có yếu tố khúc xạ:

    Hầu hết các bệnh nhân lác có yếu tố khúc xạ đều có chỉ định đeo kính. Vì vậy kính đeo là một phần điều trị rất quan trọng trong dạng bệnh này.

    *Kính cầu lõm (Kính phân kỳ)

    •  Cho đeo kính với toàn bộ độ cận thị đo được để giúp bệnh nhân có thị lực rõ nhất, hồi phục lại điều tiết ở thị giác gần giúp kiểm soát độ lác. – Trong các trường hợp muốn giúp kiểm soát độ lác ngoài trên bệnh nhân có cận thị > 3.00D.
    • Có thể dùng phương pháp tăng thêm độ kính cận. Khi đó, mắt bệnh nhân trở thành viễn thị và phải huy động thêm điều tiết để đạt thị lực tối đa, điều tiết tăng thêm này sẽ kéo theo qui tụ điều tiết tăng theo do đó giúp kiểm soát độ lác ngoài. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể chấp nhận kính cầu lõm tới tăng thêm tới 3.00 DS – 4.00 DS.

    *Kính trụ:

    • Kính trụ được chỉ định để điều chỉnh tật loạn thị. khi bệnh nhân lác mắt có độ loạn thị trên 0.5 DC thì chỉ có một chỉ định duy nhất là cho đeo toàn bộ độ loạn thị để đảm bảo thị lực tối đa cho bệnh nhân và tránh nhược thị trục.

    *Kính cầu lồi : (Kính hội tụ)

    Kính cầu lồi được chỉ định để điều chỉnh tật viễn thị. Tật viễn thị đóng vai trò rất quan trọng trong tác nhân gây lác trong điều tiết vì có thể làm thay đổi quan hệ điều tiết – qui tụ. Do vậy kính cầu lồi cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh lác trong điều tiềt.

    Các chỉ định sử dụng kính cầu lồi để điều trị lác có tật khúc xạ như sau:

    – Tất cả các trẻ lác có tật khúc viễn thị > 2.00D đều phải đeo kính theo độ khúc xạ khách quan được đo sau khi làm liệt hoàn toàn điều tiết (trẻ dưới 3 tuổi liệt điều tiết bằng Atropine.

    – Kính cầu lồi hai tiêu: được chỉ định trong các trường hợp lác trong điều tiết có tỷ số AC/A cao với mục đích loại trừ điều tiết để giảm qui tụ ở thị giác gần.

    Đeo kính hai tiêu triệt tiêu điều tiết thị giác gần:

    • A: Với kính nhìn xa;
    • B: Nhìn gần với kính hai tiêu dạng thông thường, bệnh nhân vẫn nhìn qua tròng kính trên nên vẫn tồn tại độ lác.
    • C: Nhìn gần với kính hai tiêu mặt cắt ngang triệt tiêu được điều tiết thị giác gần nên mắt chỉnh thị.

    – Kính cầu lồi cao độ trong phương pháp sương mù: trên các bệnh nhân viễn thị có co quắp điều tiết, có thể cho đeo kính có độ viễn cao hơn độ khúc xạ thật sự của bệnh nhân giúp buông thả dần độ viễn gây ra do co quắp điều tiết.

    *Lăng Kính:

    Lăng kính được chỉ định cho các độ lác nhỏ (< 10° Hirschberg) để giúp đạt chỉnh thị giúp phát triển thị giác hai mắt. Các tác giả Pratt-Johnson và Tillson nghiên cứu sử dụng lăng kính cho lác ngoài từng lúc với độ lác < 20 có kết quả khoảng 50% nhưng cũng ghi nhận trẻ em ít chấp nhận đeo lăng kính. lac-thi-benh-vien-mat-quoc-te-dnd-128-bui-thi-xuan-hn-0969128128

     

    Đội ngũ Bác sỹ

    Trang thiết bị

    0899.034.034